BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HOÁ CHẤT




Hình ảnh: công tác ứng phó sự cố hóa chất

1. Đối tượng phải xây dựng Biện pháp

• (a) Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động;

• (b) Chủ đầu tư ra quyết định ban hành Biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật hóa chất.

Trách nhiệm thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân:

• (a) Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xây dựng;

• (b) Biện pháp phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất;

• (c)Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Biện pháp, tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp.

3. Nội dung của Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Theo hướng dẫn của Thông tư 32/2017/TT-BCT của Bộ Trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện xây dựng Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất cho các doanh nghiệp được bố cục như sau:

Mẫu trang bìa

  

Mẫu trang bìa lót

MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu về dự án hoặc cơ sở hóa chất

2. Tính cần thiết phải lập Biện pháp.

3. Các căn cứ pháp lý lập Biện pháp.

Chương 1

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN/CƠ SỞ HÓA CHẤT

1. Quy mô đầu tư, sản xuất, kinh doanh: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.

2. Công nghệ sản xuất, thuyết minh chi tiết các công đoạn sản xuất, sử dụng, vận chuyển, lưu trữ hóa chất.

3. Bản kê khai tên hóa chất, khối lượng, đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.

4. Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm, bao gồm:

• Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại;

• Tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo (trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành);

• Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện;

• Các phương tiện, hệ thống vận chuyển nội bộ dự kiến sử dụng trong dự án, cơ sở hóa chất.

Chương 2

DỰ BÁO NGUY CƠ, TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ VÀ BIỆN PHÁP PHÓNG NGỪA SỰ CỐ HÓA CHẤT

1. Dự báo các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hóa chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hóa chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao động dự kiến có mặt trong khu vực. Dự báo các tình huống xảy ra sự cố.

2. Các biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố.

3. Kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố: Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát.

Chương 3

BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

1. Nhân lực quản lý hóa chất, hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp ứng phó sự cố.

2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng phó sự cố

• Danh sách hiện có về trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất: tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố, trang bị bảo hộ cho người lao động và lực lượng tham gia ứng cứu cơ sở phù hợp với các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở, dự án.

• Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.

3. Kế hoạch phối hợp hành động của các lực lượng bên trong và bên ngoài ứng phó đối với các tình huống đã dự báo.

4. Phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

5. Các hoạt động khác nhằm ứng phó sự cố hóa chất.

KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

1. Giấy chứng nhận đầu tư của dự án hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ sở hóa chất.

2. Sơ đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất (khổ giấy A3 trở lên).

3. Sơ đồ tổng mặt bằng của dự án, cơ sở hóa chất (khổ giấy A3 trở lên).

4. Sơ đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng dự án, cơ sở và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất) (khổ giấy A3 trở lên).

5. Sơ đồ thoát hiểm.

6. Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến nội dung của kế hoạch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Liệt kê các tài liệu tham khảo (nếu có): Bao gồm tên tài liệu tham khảo, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản./.

Chúng tôi vừa chia sẽ một số nội dung liên quan đến việc thực hiện xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 32/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương.

Để có thể trao đổi thêm về việc xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất, Quý khách có thể liên hệ trực tiếp hotline của chúng tôi: 097.828.6622.

Cám ơn, và chúc Quý khách thành công./.

 



   0979 166 675
0979 166 675